http://ngoclanfanclub.tk
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» [video] Đêm Ngọc Lan
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptyThu Jan 01, 2009 8:16 pm by Admin

» Ngọc Lan - Huyền Thoại và Cuộc Đời (1)
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptyFri Dec 19, 2008 8:33 pm by Admin

» 10 NỮ CA SĨ CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptyFri Dec 19, 2008 8:24 pm by Admin

» Về Việc Tổ Chức Đêm Ngọc Lan in Saigon 2008
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptySat Oct 25, 2008 7:21 am by Admin

» Tình Yêu và Chiếc Bóng Bay
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptyThu Sep 18, 2008 8:47 pm by Admin

» Trung Thu vui vẻ
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptyWed Sep 10, 2008 7:15 pm by Admin

» Liên khúc tuổi trẻ 1-3
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptySun Sep 07, 2008 10:05 am by Admin

» Tuyển tập video Ngọc Lan (casingoclan.free.fr)
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptyFri Sep 05, 2008 6:40 pm by ilovengoclan

» Truyện cười vỡ bụng
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. EmptyThu Sep 04, 2008 6:47 pm by ilovengoclan

Phòng Chát NLFC

Free chat widget @ ShoutMix

Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị.

Go down

Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. Empty Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị.

Bài gửi by Admin Mon Sep 01, 2008 10:05 am

Bước phát triển của Sài gòn có bị khựng lại trong thời gian nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn. Trong khoảng 12 năm từ 1777 đến 1788, Sài gòn hết nằm trong tay nhà Nguyễn đến nhà Tây Sơn. Đây cũng là lần đầu lính Pháp can thiệp tại Việt nam nhưng với tính cách là lính đánh thuê và đã giúp cho Nguyễn Ánh giành thắng lợi cuối cùng. Bước phát triển của Sài gòn bị ngăn cản vì các xáo trộn trong hoạt động thương mại, nông thôn tàn phá và cũng vì các cuộc đàn áp đẫm máu cộng đồng người Hoa.

Cả hai phía nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn đều cố giành lấy Sài gòn vì đây là một vị trí chiến lược, là "đầu cầu" cho bất cứ một chiến dịch quân sự nào. Thực tế cho thấy từ 1788 đến 1801, Sài Gòn luôn đóng vai trò này cho Nguyễn Ánh trong công cuộc thống nhất đất nước và trở thành ông vua đầu tiên cuả triều đại Nguyễn.

Ngay sau chiến thắng Tây Sơn, Sài gòn được Nguyễn Ánh nâng lên là kinh đô với tên gọi là Gia Định Kinh (năm 1790) và thành Quy đồ sộ được xây dựng với ý đồ làm nơi cố thủ cho nhà vua khi hữu sự. Chúa Nguyễn điều động tới 30.000 người để xây thành với sự giúp đỡ cuả các kỹ sư người Pháp (kỹ thuật thành trì Vauban). Không ít cuộc nổi dậy của quần chúng đã sảy ra chống lại việc xây thành, nhất là vì một số làng trên địa bàn bị di dời hoặc xóa bỏ một cách độc đoán.

Tuy nhiên, dưới con mắt của chúa Nguyễn vị trí chính trị hàng đầu cuả Sài gòn và Gia Định Kinh chỉ mang tính cách tạm thời, mục tiêu cuối cùng vẫn là cuộc thống nhất đất nước mà Sài gòn là cứ điểm.

Thống nhất đất nước xong và ngay từ 1801, tức mười năm sau ngày thăng cấp, Sài Gòn mất vai trò là kinh đô (Gia Định Kinh), nay vĩnh viễn dời về Huế (chính thức là từ năm 1811). Huế được chọn do vị trí trung tâm của nó cho phép dễ kiểm soát lãnh thổ hơn và cũng vì từ thế kỷ XV luôn là nơi đóng đô cuả các chúa Nguyễn.

Sài Gòn từ đó chỉ còn là trung tâm hành chính của Gia Định Thành (tên chính thức từ năm 1808), vẫn có ưu thế về chính trị nhưng trên đất Nam bộ mà thôi. Trên thực tế Tả Quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn thành Gia Định - mà các sử gia Pháp gọi là Phó Vương - có quyền lực rộng lớn. Nhưng chính oai quyền cuả Lê Văn Duyệt càng làm cho chức Tổng trấn cuả ông dũng mạnh thêm. Điều này luôn là mối âu lo của vua Minh Mạng, lên ngôi năm 1820 và luôn tìm cách ám hại ông (đồng thời với Nguyễn Văn Thiềng ngoài Bắc). Nhưng ông vẫn tiếp tục quyền bính cho đến lúc mất.

Ở Sài gòn cái chết cuả Lê Văn Duyệt và các hành động cũng như ý đồ của Minh Mạng nhằm tái lập uy quyền của triều đình dưới trời Nam là nguyên nhân của cuộc nổi dậy lan ra khắp miền Nam dưới sự cầm đầu của Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt). Đồng thời lại có quân Xiêm tấn công từ phía Tây. Quân triều đình rốt cuộc cũng đẩy lui được giặc Xiêm và bó buộc quân nổi loạn phải rút vào thành Gia Định cố thủ hai năm trước khi bị dẹp tan.

Dù không thành công (vì không được đông đảo quần chúng tham gia) cuộc binh biến này có một ý nghĩa chính trị: chống lại sự tập trung quyền bính, nhân danh một truyền thống địa phương tự quản mà Lê Văn Duyệt và thời đại của ông là hiện thân. Dẹp loạn xong Minh Mạng hiểu ra điều này và cho phá thành xây bởi cha mình và xây lại một thành nhỏ hơn (thành Phụng) nằm ở góc Tây-Bắc thành cũ. Đồng thời, nhằm giảm bớt vai trò cuả Sài gòn, từ nay chính thức nó chỉ là tỉnh lỵ cuả Tỉnh Gia Định.

Như vậy trong thời gian 30 năm, nơi đây đã từ Gia Định Kinh xuống Gia Định Thành và sau cùng là Tỉnh Gia Định với các vị trí tương ứng của Sài gòn.

Mối quan tâm của Minh Mạng cũng như của hai người kế vị là làm sao ngăn cản không cho tái xuất hiện một quyền lực địa phương với một tướng binh đứng đầu. Mục tiêu chính là một triều đình mạnh dưạ trên sự quản lý chính trị xuyên suốt. Đó cũng là ý nghĩa của việc tổ chức quan lại các cấp, ưu tiên quyền lực dân sự (quan văn đứng trên quan võ), việc cải thiện giao thông và lắp đặt một mạng truyền thông hiệu quả, xây dựng một mạng các thành quách, công sự và sau cùng là hệ thống hoá các chế độ thuế khoá (đã có cuộc đo đạc khổng lồ diện tích canh tác và cập nhật các hồ sơ địa bộ).

Sài gòn không là một ngoại lệ, từ nay nó sẽ hội nhập vào bộ máy nhà nước dưới sự cai trị cuả một quan văn. Không còn nữa vai trò cuả một địa bàn chiến lược, bệ phóng cho một chính sách bành trướng lãnh thổ.
Admin
Admin
Quyền Lực Tối Cao
Quyền Lực Tối Cao

Nam
Tổng số bài gửi : 197
Age : 32
Nơi cư ngụ : Lâu đài tình ái
Điểm đóng góp :
Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. Left_bar_bleue200 / 100200 / 100Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. Right_bar_bleue

Câu nói muốn gửi đến NLFC : Từ trái tim xin một lời....tui yêu Ngọc Lan...tui yêu Ngọc Lan
Tâm trạng : Sài Gòn thế kỷ thứ XIX : tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của một đô thị. Rb13
Registration date : 15/07/2008

https://nlfc.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết